“Sự kết nối giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp ở Việt Nam gần như chưa có tiền lệ, theo tôi nếu không giải quyết được vấn đề này thì vẫn còn những chê trách từ phía đào tạo và phía tiếp nhận”.
Đó chính là ý kiến của Ông Nguyễn Long- Tổng Thư ký Hội Tin học Việt Nam trong buổi giao lưu trực tuyến “Ngành khát nhân lực và lựa chọn nghề nghiệp” được tổ chức bởi Trung tâm Công nghệ và Nội dung số VTC – VTCAcademy vào chiều 13/5.
Ông Phan Hữu Trung – Giám đốc đào tạo VTC Academy tặng hoa cho các vị khách mời. (Từ trái qua: ÔngSato Hiroshi – Giám đốc Tecmo Koei Software Việt Nam, bà Đoàn Phương Liên – Giám đốc nhân sự VTC Online, ông Nguyễn Long -Tổng thư ký Hội tin học Việt Nam)
Tại buổi giao lưu, đại diện của Hội tin học Việt Nam, Thạc sĩ Nguyễn Long đã trả lời nhiều thắc mắc liên quan đến xu hướng ngành Công nghệ thông tin cũng như cơ hội phát triển của ngành, nhiều thông tin ý nghĩa được chia sẻ.
“NHU CẦU HIỆN NAY CÓ KHOẢNG 50-60 NGÀN NGƯỜI”
Nhận xét về nhu cầu nhân lực của nước ta hiện nay trong lĩnh vực Công nghệ Thông Tin (CNTT), đặc biệt là trong ngành phát triển phần mềm hiện nay, Thạc sĩ Nguyễn Long đã chia sẻ: Ngành CNTT là một trong những ngành phát triển nhanh nhất trong các ngành kinh tế, ví dụ như : Sự phát triền của các công nghiệp phần mềm và các ngành các ngành viễn thông – internet trong 10 năm gần đây đã cho thấy nhu cầu nguồn nhân lực để đáp ứng cho sự phát triển này. Cách đây 5- 7 năm, có chưa đến 100 trường đại học và cao đắng có đào tạo về CNTT thì đến nay đã có gần 300 trường có đào tạo chuyên ngành CNTT. Cả nước hiện nay có khoảng 300 ngàn người đang làm việc trong lĩnh vực CNTT và nhu cầu hiện nay có khỏang 50 – 60 ngàn người có nhu cầu tuyển dụng. Riêng đối vơi lĩnh vực phần mềm và dịch vụ xuất khẩu phần mềm thì nhu cầu nguồn lực hàng năm ngày càng tăng, ví dụ như FPT Softwave, nguồn nhân lực đã tăng 40% năm 2002 và vẫn tiếp tục gia tăng nguồn nhân lực ngành này. Trong ngành CNTT, không chỉ phần mềm còn có rất nhiều lĩnh vục như Công nghệ nội dung số và phát triển phần mềm di động, Game, …đều là nhũng lĩnh vực phát triển rất nhanh và có nhu cầu bổ sung nguồn nhân lực.
Ông Nguyễn Long –Tổng thư ký Hội tin học Việt Nam trả lời câu hỏi trực tuyến.
Mặc dù khẳng định: Trong CNTT thì không có khái niệm ngành hot nhưng vì theo kiến thức và hiểu biết của từng người thi có thể lựa chọn những lĩnh vực công nghệ mới và đang phát triển gần đây, nhưng Tổng thư ký Hội tin học Việt Nam đánh giá rất cao sự phát triển của ngành Công nghệ nội dung số tại Việt Nam: “Công nghiệp nội dung số Việt Nam đang thay đổi và phát triển hàng ngày có tốc độ tăng trưởng doanh thu hàng năm ước chừng từ 20 -30% . Hiện nay, có khoảng 70 ngàn người đang làm việc trong lĩnh vực này và công nghiệp nội dung số cũng mang lại hiệu quả cao trong các dịch vụ CNTT. Việt Nam có trên 30 triệu người dùng internet, các thiết bị di động kết nối wifi ngày càng phổ cập. Đấy chính là môi trường cho ngành công nghiệp nội dung số sẽ phát triển nóng trong vài năm tới”.
Bà Đoàn Phương Liên – Giám đốc nhân sự VTC Online
“NGƯỜI ĐÀO TẠO CHƯA PHÙ HỢP VỚI ĐỊNH HƯỚNG KINH DOANH”
Với mức lương bình quân của nhân sự làm trong ngành CNTT khá cao: Từ 300 – 1000 USD, ngành CNTT ngày càng thu hút đông các bạn trẻ và số trường đào tạo tăng lên hàng năm tại Việt Nam là một minh chứng rõ rệt cho thấy nhu cầu đào tạo về ngành của các bạn trẻ ngày càng cao. Thế nhưng “Theo ông tại sao sinh viên đào tạo về ngành CNTT hàng năm tốt nghiệp ra trường tại Việt Nam nhiều, nhưng các doanh nghiệp CNTT tại Việt Nam vẫn lên tiếng về việc khan hiếm nhân lực?” “Số lượng sinh viên tốt nghiệp hàng năm khoảng 15 ngàn người . Với số lượng có nhiều nhưng chất lượng thì chưa đồng đều. Các doanh nghiệp CNTT lên tiếng về việc khan hiếm nguồn nhân lực theo nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng chủ yếu vẫn là kỹ năng của người được đào tạo chưa phù hợp với định hướng kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì vậy, nếu doanh nghiệp nào muốn có nguồn lực đào tạo sử dụng được ngay thì hãy kết hợp với nơi đào tạo. Sự kết nối giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp ở Việt Nam gần như chưa có tiền lệ, theo tôi nếu không giải quyết được vấn đề này thì vẫn còn những chê trách từ phía đào tạo và phía tiếp nhận”- Thạc sĩ Nguyễn Long chia sẻ.
Ông Phan Hữu Trung – Giám đốc Đào tạo VTC Academy tại buổi giao lưu
Về phía các doanh nghiệp, họ ý kiến thế nào?. Đại diện hai doanh nghiệp tham gia giao lưu trực tuyến là VTC Online và Tecmo Koie Software Việt Nam đã chia sẻ về hai chữ “kinh nghiệm” mà theo nhiều người các nhà tuyển dụng đều yêu cầu khi xin việc hiện nay?. Bà Đoàn Thị Phương Liên, Giám đốc HCNS VTC Online: “Kinh nghiệm theo yêu cầu tuyển dụng của chúng tôi thực ra là “học đi đôi với hành”, vì thế kinh nghiệm này hoàn toàn có thể có được nếu ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường nhưng bạn đã tham gia vào các dự án/công việc thực tế (các công việc làm part time, thực tập,…). 1 năm kinh nghiệm được hiểu là bạn đã từng có khoảng thời gian ít nhất là 1 năm tham gia vào một dự án/công việc cụ thể nào đó có thể khi bạn đang là sinh viên, không nhất thiết là phải sau khi ra trường. Và tôi được biết nhiều công ty hiện nay sẵn sàng tiếp nhận các sinh viên thực tập. Các bạn sinh viên nên chủ động tìm kiếm những đầu mối thực tập như thế này để có những trải nghiệm thực tế ngay từ khi còn đi học”. Còn Ông Sato Hiroshi, Giám đốc Tecmo Koie Software Việt Nam: “Với công ty chúng tôi luôn mong muốn tuyển dụng sinh viên mới tốt nghiệp. Các kỹ thuật cần thiết cho công việc sẽ được đào tạo tại công ty. Chính vì vậy sinh viên mới ra trường có điểm số tốt nhưng chưa có kinh nghiệm như bạn vẫn được chúng tôi lựa chọn”.
Ông Sato Hiroshi trả lời các câu hỏi của bạn quan tâm
Để đáp ứng nhu cầu nhân lực cho chính doanh nghiệp trong lĩnh vực CNTT, không ít các doanh nghiệp tham gia trực tiếp vào quá trình đào tạo, theo ông Nguyễn Long đây là xu hướng phổ biến trên thế giới và chắc chắn sẽ phổ biến ở Việt Nam. Nếu quy trình đào tạo CNTT ở Việt Nam mở không gò bó theo giáo trình thì chắc chắn hướng kết hợp với doanh nghiệp vào quá trình đào tạo sẽ phát triển mạnh mẽ và đáp ứng được luôn nhu cầu tuyển dụng nguồn lực cho doanh nghiêp. Đồng thời, ông cũng đánh giá cao một số trung tâm đào tạo như Trung tâm Công nghệ Nội dung số VTC – VTC Academy đi đầu các ngành học rất mới thuộc lĩnh vực CNTT như Hiệu ứng hình ảnh và hoạt hình 3D (3D Animation & VFX), Lập trình Game, Phát triển ứng dụng di động,….. Theo ông, “đây là các xu thế công nghệ rất phù hợp với giới trẻ CNTT ngày nay, nếu có điều kiện các bạn hãy đăng ký để tiếp cận với những ngành mới này”.
Là một công ty mang tính toàn cầu như Tecmo Koei, khi đến Việt Nam Ông Sato Hiroshi, Giám đốc Tecmo Koie Software Việt Nam đánh giá rất cao nguồn lực Việt Nam, theo ông: “ Nguồn nhân lực Việt Nam trẻ, giỏi, dồi dào. Cùng với sự phát triển của internet thì số người sử dụng mạng và game online rất nhiều, nên được dự đoán là một môi trường phát triển Game Online, những người chơi game và hiểu về biết về game ngày càng nhiều hơn so với các nước trong khu vực Asean”.
Tại buổi giao lưu, doanh nghiệp VTC Online cũng nhận được nhiều sự quân tâm khi trở thành doanh nghiệp số ít tại Việt Nam đầu tư vào giáo dục, bà Đoàn Thị Phương Liên chia sẻ: “ Một trong lý do khi quyết định thành lập Trung tâm Công nghệ và Nội dung số VTC- VTC Academy là do chúng tôi nhận thấy sự thiếu hụt về nguồn nhân lực được đào tạo chuyên sâu và có kinh nghiệm làm việc thực tế trong lĩnh vực nội dung số. Mà thực tế thì các trường đại học ở Việt Nam chưa đáp ứng được điều này, việc học chưa đi đôi với hành. Vì thế chúng tôi thành lập VTC Academy và cam kết tuyển dụng học viên của trung tâm. VTC Online đồng ý tiếp nhận ngay tất cả các sinh viên tốt nghiệp từ VTC Academy có điểm tốt nghiệp từ B+ trở lên. Với các sinh viên khác của VTC Academy chúng tôi cũng có ưu tiên riêng khi tuyển dụng vì chúng tôi hiểu rõ là các bạn đã được trải qua các khóa đào tạo và thực tập thực tế có thể đáp ứng nhanh yêu cầu công việc”.
Nguồn: VTC Academy